Đục
thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa. Bệnh xảy ra ở
mọi lứa tuổi, trong đó người già chiếm đa số.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù
lòa. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người già chiếm đa số.
Đục thủy tinh thể là biểu hiện mất tính trong suốt thường có của
thủy tinh thể tự nhiên. Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự phá vỡ cấu trúc
protein thông thường, sự lắng đọng bất thường của protein trong lòng thủy tinh
thể hoặc do kết hợp cả 2 yếu tố gây ra.
Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể do tuổi già:
Hiện tượng oxy hóa khử có vai trò nhất định trong hình thành đục
thể thủy tinh ở người có tuổi. Khi còn trẻ, các phân tử có gốc glutathion có
vai trò quan trọng trong hoạt động chống lại oxy hóa khử, tạo sự cân bằng giữa
hiện tượng oxy hóa khử và chống oxy hóa khử trong thể thủy tinh. Điều này giúp
thể thủy tinh ổn định cấu trúc cũng như tính chất lý hóa.
Ngoài ra, người cao tuổi còn có những yếu tố nguy gây đục thủy
tinh thể gồm:
- Người có bệnh đái tháo đường.
- Người có thời gian hút thuốc
lâu năm.
- Người thường xuyên tiếp xúc ánh
sáng mặt trời.
- Chế độ ăn thiếu vi chất: thiếu vitamin C, vitamin E.
Đục thủy tinh thể bệnh lý:
- Bệnh
rối loạn chuyển hóa: rối loạn cân bằng điện giải trong và ngoài thủy tinh
thể, đồng thời quá trình oxy hóa khử các protein trong thủy tinh thể kích
thích mạnh mẽ hơn khiến đục thủy tinh thể diễn ra nhanh chóng.
- Bệnh
lý tại mắt: quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thủy tinh thể giảm
xuống, đồng thời thải các chất cặn bã bị ngưng trệ là nguyên nhân khiền
thủy tinh thể mất dần tính trong suốt.
- Thuốc,
hóa chất sử dụng cũng có ảnh hưởng lớn đến hình thành đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể do chấn thương:
- Vết
thương xuyên gây tổn thương trực tiếp bao của thủy tinh thể gây ngấm nước
và đục vùng vỏ tại khu vực rách bao, sau đó lan dần gây đục thủy tinh thể
toàn bộ.
- Chấn
thương đụng giập gây lực ép biến dạng thể thủy tinh, đứt đoạn các sợi thủy
tinh thể dọc theo hướng đi vùng vỏ khiến đục thủy tinh thể có hình dạng
nan hoa.
Các loại đục thủy tinh thủy
- Đục
nhân trung tâm
- Đục
vỏ thủy tinh thể.
Đục dưới bao sau.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đục thủy tinh thể
- Triệu
chứng cơ năng:
Giảm thị lực.
Lóa mắt.
Rối loạn màu sắc.
Song thị một mắt.
- Triệu
chứng thực thể:
Vùng trung tâm thủy tinh thể ánh vàng.
Vệt xám đục ở chu biên.
Thủy tinh thể đục nhiều sẽ không phân biệt được các lớp.
Soi đáy mắt: đánh giá các tổn thương võng mạc, gai thị, hoàng
điểm, pha lê thể đi kèm gây giảm thị lực.
Điều trị cho bệnh nhân đục thủy tinh thể
1. Mổ thủy tinh thể trong
bao (intra- capsulary):
Lấy toàn bộ thủy tinh thể bên trong cùng lớp bao của nó.
1. Mổ thủy tinh thể ngoài
bao ( extra- capsulary):
Lấy khối nhân và toàn bộ chất vỏ thủy tinh thể qua một khoảng mở ở
trung tâm của bao trước và để lại bao sau tại chỗ. Bao sau còn nguyên vẹn sẽ
tạo vị trí giải phẫu tốt để cố định thủy tinh thể nhân tạo.
1. Phương pháp tán nhuyễn
thủy tinh thể bằng siêu âm (phacoemulsification):
Bản chất là phẫu thuật ngoài bao nhưng nhân thủy tinh thể được lấy
ra sau khi tán nhuyễn bằng đầu siêu âm. Đây là phương pháp phẫu thuật tiên tiến
giúp bệnh nhân phục hồi thị lực cao và nhanh chóng.
Bệnh
viện Đa khoa Phủ Diễn hợp tác với Bệnh viện mắt Nghệ An thực hiện phẫu thuật
theo phương pháp Phaco để thay thủy tinh thể mới cho bệnh nhân đục thủy tinh
thể ngay tại bệnh viện Đa khoa Phủ
Diễn. đây là biện pháp phẫu thuật tiên tiến với những ưu điểm như sau: -
Thời
gian phẫu thuật ngắn: từ 5 – 7 phút -
Không
đau, không chảy máu -
Vết
mổ nhỏ từ 2,2 – 2,6mm, không cần khâu -
Phaco
lạnh làm giảm các tổn thương mô nội nhãn -
Thị
lực phục hổi sau 2 giờ và xuất viện ngay trong ngày. -
An
toàn, giảm thiểu các biến chứng của phẫu thuật.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét